Đang truy cập :
4
Hôm nay :
204
Tháng hiện tại
: 3847
Tổng lượt truy cập : 811138
Đầu tư thiết bị và đồ chơi cho trẻ mẫu giáo
Cần phải nói thêm rằng, ngành học Mầm non ở Đakrông chỉ mới bắt đầu phát triển từ những năm 2000 trở lại đây, đến nay mạng lưới trường lớp cơ bản đã phủ khắp các xã, thị trấn. Tuy nhiên, hiện đa số các trường đều có nhiều điểm lẻ cách xa trung tâm, nhiều lớp ghép, một số đơn vị còn thiếu phòng học phải mượn nhà dân, nên việc đầu tư thiết bị, đồ chơi thiếu đồng bộ, công tác tổ chức bán trú cho trẻ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Để phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, huyện Đakrông đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa mục tiêu thực hiện phổ cập vào chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; ưu tiên đầu tư, lồng ghép các chương trình, dự án, kêu gọi sự hỗ trợ, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng phòng học đạt tiêu chuẩn phổ cập. Trong 3 năm 2010-2013, toàn huyện đã xây mới 43 phòng học, 2 nhà bếp ăn, 1 nhà hiệu bộ; Sở GD&ĐT cấp 36 bộ đồ chơi trong nhà, 7 bộ đồ chơi ngoài trời; Dự án Plan hỗ trợ mua đồ dùng bán trú, đồ chơi, học liệu cho học sinh trị giá hơn 665 triệu đồng..., góp phần đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi. Đến năm học 2012-2013, có 75/78 phòng học cho trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ trường mầm non; trong đó phòng học kiên cố 4/78 phòng, phòng bán kiên cố 71/78 phòng, phòng học tạm 3 phòng.
Nhờ chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phát triển phù hợp nên công tác huy động và duy trì số lượng trẻ đến lớp đạt khá. Toàn huyện có 14 trường mầm non, mẫu giáo (4 trường mầm non và 10 trường mẫu giáo), huy động được 5 nhóm trẻ với số lượng 82 cháu (tỷ lệ 3,28%) và 125 lớp mẫu giáo với số lượng 2.411 cháu (tỷ lệ 80,2%); trong đó mẫu giáo 5 tuổi huy động 78 lớp với số lượng 1.041 cháu, đạt 100%. Vấn đề nan giải nhất trong thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện là do đời sống của đồng bào dân tộc miền núi khó khăn, nên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao.
Để giải quyết tình trạng trên, huyện đã chỉ đạo huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với chính sách của địa phương, chính sách hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ để tổ chức cho 1.791 cháu ăn bán trú (trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi 739 cháu) và thực hiện chương trình bữa ăn học đường tại lớp cho tất cả trẻ em 5 tuổi. Những nơi không tổ chức được bữa ăn bán trú cho trẻ 5 tuổi thì vận động bố mẹ mang bữa ăn trưa theo cho con, từ đó quản lý được trẻ mẫu giáo 5 tuổi học 2 buổi/ngày để tăng cường tiếng Việt cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trẻ em.
Về chất lượng giáo dục, 100% trẻ em được chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non; có 8 8 9 / 8 8 9 trẻ dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 1.036/1.036 cháu (có 5 trẻ khuyết tật không đánh giá hoàn thành chương trình). Tỷ lệ trẻ 5 tuổi học chuyên cần 998/1.036 cháu. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 12,9%; suy dinh dưỡng thể thấp còi 12,74%, đạt tiêu chuẩn quy định (dưới 15%). Về tiêu chuẩn đội ngũ, 120/120 giáo viên dạy lớp 5 tuổi đều đạt chuẩn và trên chuẩn, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện tham gia học tiếng Bru- Vân Kiều để có khả năng giao tiếp với trẻ một cách tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục cho trẻ.
Đồng chí Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Đakrông, Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện, cho biết: “Đối chiếu với các điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi quy định tại Thông tư 32/2010/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT, thì năm học 2012-2013 huyện Đakrông đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chỉ còn xã Pa Nang nợ cơ sở vật chất và sẽ phấn đấu đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi vào năm học 2013-2014. Có thể nói, trong điều kiện bộn bề khó khăn của một huyện nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn, địa bàn rộng và dân số có trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống hết sức khó khăn, việc huy động được 100% tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và giảm tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 13% (quy định dưới 15%) là một thành công lớn”.
Tuy nhiên, cũng theo đồng chí Hồ Thị Kim Cúc, mặc dù mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã đạt được, nhưng các chỉ tiêu còn đạt thấp và thiếu bền vững, nhất là việc tổ chức bữa ăn bán trú để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ. Hiện nay, đa số các trường mầm non trên địa bàn huyện còn thiếu bếp ăn và không có kinh phí để hợp đồng nhân viên dinh dưỡng để tổ chức bữa ăn bán trú. Đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đời sống còn khó khăn, không thể huy động sự đóng góp nhiều hơn. Sau trận lũ năm 2009, các công trình nước tự chảy trên địa bàn huyện gần như bị xóa trắng, đến nay chưa khắc phục được, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân cũng việc như chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Mặt khác, việc ưu tiên nguồn lực đầu tư cho trẻ 5 tuổi để thực hiện phổ cập gây ra bất cập cho cả bậc học mầm non, các cháu mẫu giáo 3, 4 tuổi và nhà trẻ sẽ thiếu phòng học đảm bảo và thiếu thiết bị, đồ chơi, ảnh hưởng đến việc huy động trẻ đến trường. Giải quyết những vấn đề này không phải là chuyện một sớm một chiều có thể làm được.
Tin tưởng rằng, với những bài học kinh nghiệm quý báu và những thành công bước đầu trong quá trình chỉ đạo huy động mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi sẽ là tiền đề quan trọng cho huyện Đakrông tiếp tục nỗ lực duy trì vững chắc mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non trong những năm tiếp theo.
Tác giả bài viết: Bài, ảnh: MAI LÊ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn