20:09 ICT Chủ nhật, 01/10/2023

Trang nhất » Tin Tức » Giới thiệu chung

Hướng đến đa dạng hóa các mô hình giáo dục phổ thông

Thứ hai - 16/06/2014 09:07
Mô hình giáo dục đồng nhất hiện nay của giáo dục phổ thông Việt Nam đã làm cho nền giáo dục chúng ta hạn chế nhiều mặt, không đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong một thế giới đầy biến động. Tài năng thực sự của con người khó bộc lộ

Khá nhiều người trong chúng ta sau khi học xong phổ thông, rồi một trường chuyên nghiệp hay trường đại học nào đó và có khi trải qua gần hết đời người mà không thực sự nhận ra được mình có mong muốn gì, có năng lực hay sở trường gì. Họ không hề có cảm hứng với những việc đang làm, làm việc cho qua ngày và buồn tẻ thay vì tận hưởng niềm vui trong công việc. Mặt khác, một số người lại quá say mê với công việc đang làm và say mê đến mức họ không thể tưởng tượng liệu mình có làm việc khác được không. Chính giáo dục (bao gồm nhà trường, gia đình và xã hội) theo một cách cố ý hay vô tình đã góp phần tạo ra những con người với những thái cực khác nhau; nó có thể giúp nhiều người hiểu đúng mình hơn nhưng cũng có thể đã đẩy nhiều người ra xa tài năng thật sự của họ.

 

 

Đổi mới phương pháp dạy và học - Ảnh: MINH HOÀN

Ken Robinson, một chuyên gia về sáng tạo, giáo dục nghệ thuật (Anh) cho rằng: “Tài nguyên con người cũng giống như tài nguyên của thiên nhiên, không nằm ngay trên bề mặt, phải mất công tìm, phát hiện, phải tạo ra tình huống để chúng có thể bộc lộ”. 

Người ta thường nghĩ rằng giáo dục sẽ tạo ra những tình huống đó, nhưng không phải thế, nếu chương trình giáo dục chỉ chú trọng đến cung cấp kiến thức, kỹ năng để học sinh vượt qua các kỳ thi thì những tài năng thực sự của con người khó bộc lộ. Học sinh không có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng khi mà một em nào đó muốn thể hiện cá tính riêng của mình thì bị coi là “học sinh cá biệt” và nhà trường coi trọng “kỷ luật áp đặt” hơn là áp dụng “kỷ luật tự giác”. Thực tiễn cuộc sống cho thấy, có trường hợp một người học hành, thi cử rất xuất sắc, nhưng khi ra đời, người đó vẫn chỉ là một người làm công ăn lương bình thường, không như kỳ vọng của gia đình, bạn bè và nhà trường. 

Khó khăn trong đổi mới giáo dục 

Một trong những thách thức rất lớn của nhiều quốc gia cũng như đối với Việt Nam chúng ta hiện nay là làm sao để đổi mới một cách căn bản và toàn diện giáo dục. Đổi mới rất khó bởi vì nhiều công đoạn của giáo dục, nhiều thói quen đã ăn sâu không chỉ đối với giáo viên mà đối với nhiều người. Vì vậy, đổi mới hay tạo ra một cuộc cách mạng thực sự là phải phá bỏ những lề thói thông thường đã ăn sâu tận gốc rễ của nhiều thế hệ. 

Đối với giáo dục, có nhiều thứ đang trói buộc suy nghĩ chúng ta, một trong những suy nghĩ mà nhiều người thường nêu ra là: tư tưởng về sự tuyến tính. Một người đi theo một con đường, khi mọi chuyện suôn sẻ, người ấy sẽ kết thúc chặng đường như đã định. Nhưng cuộc sống của con người không phải là một hàm số tuyến tính, mà là một hàm số đa biến khá phức tạp và có tính hữu cơ. Quá trình dạy học và giáo dục học sinh cũng giống như quá trình trồng cây, những gì tốt nhất mà chúng ta dành cho các em cũng như những người nông dân chăm bón vườn cây của mình. Tuy nhiên, sự phát triển của cây không chỉ phụ thuộc vào sự vun trồng của con người mà còn phụ thuộc vào sự phát triển của gốc và rễ của nó. 

Chúng ta hiện nay quá lệ thuộc vào suy nghĩ theo lối tuyến tính này. Chẳng hạn, việc đánh giá học sinh tiểu học theo quy chế hiện hành quá coi trọng đánh giá cuối năm học. Một số người cho rằng đặc điểm kiến thức và kĩ năng ở tiểu học cấu trúc theo đường thẳng nên bài kiểm tra cuối năm học là điều kiện cần và đủ để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức và kĩ năng của học sinh ở mỗi lớp. Nhưng thực tế không phải học sinh nào cũng theo cấu trúc đường thẳng, bởi vì có những em rất giỏi vào đầu và giữa năm, nhưng do tác động hoàn cảnh nào đó, mà cuối năm em đó học yếu đi. 

Do đó, chúng ta cần tìm hiểu và động viên các em nhiều hơn; hoặc nữa là tư tưởng của nhiều giáo viên hiện nay vẫn nghĩ rằng, sách giáo khoa như một chương trình cụ thể, có tính pháp lệnh, để sử dụng tốt sách giáo khoa cần phải tham khảo sách hướng dẫn giáo viên viết theo thể thức tuyến tính, điều này dẫn đến sự suy giảm và sai lệch trong phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên; hoặc như mục tiêu cao nhất của nhiều học sinh và gia đình là làm sao con em vào được đại học, bất kể trường nào, không quan tâm đến ngành học đó có phù hợp với khả năng của con em họ và sau khi ra trường có kiếm được việc làm hay không. Không phải mọi người không cần học đại học, mà như Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Liên Hiệp Quốc đã nêu: “Giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng”, do đó, không phải ai cũng cần vào đại học và không phải ai cũng cần vào đó ngay sau tốt nghiệp phổ thông. 

Bất cập lớn nhất hiện nay mà nhiều nhà khoa học nêu ra đó là mô hình đồng nhất trong giáo dục phổ thông nước ta: Học hết tiểu học lên THCS, học hết THCS rồi lên THPT, em nào không vào được các trường THPT thì học các trung tâm GDTX, nhưng thực chất là học văn hóa như phổ thông nhưng ít môn hơn. Việc phân luồng học sinh sau THCS đã được đặt ra hơn 30 năm qua với nhiều văn bản, chính sách được ban hành nhưng kết quả vẫn không đạt như mong muốn. 

Nhiều người cho rằng mô hình trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề như hiện nay không hấp dẫn học sinh, mà cần chuyển các trường này thành trường trung học kỹ thuật (vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề cho học sinh) như nhiều nước trên thế giới đang triển khai và họ đã tạo ra sự phân luồng học sinh sau THCS một cách hợp lý. 

Chẳng hạn, theo báo cáo của Bộ Giáo dục Pháp, năm 2012, trong số 2.101.600 học sinh THPT có 650.800 học sinh học hệ THPT nghề (chiếm 31%), có 1.001.052 học sinh học hệ THPT đại cương (chiếm 47,6%) và có 449.748 học sinh học trường THPT công nghệ (chiếm 21,4%). Những em học trường THPT đại cương và công nghệ sẽ lấy bằng tú tài theo chuyên ngành (vào 18 tuổi) mà theo đó chúng có thể học lên đại học, học lấy bằng cao đẳng kỹ thuật (Brevet de Technicien Supérieur – BTS) hoặc bằng kỹ nghệ (Diplôme de Métiers d’Art – DMA). Những học sinh học THPT nghề có thể đi làm ngay sau khi ra trường, hoặc có thể học tiếp tục lên nữa để lấy bằng tú tài nghề (vào 19 tuổi). Từ năm 1985 trở đi, những học sinh sau khi có bằng tú tài nghề có thể học lên đại học trong khuôn khổ đào tạo nghề. 

Đổi mới giáo dục không phải nhân rộng một mô hình 

Tài năng của con người cực kỳ đa dạng. Con người có những năng khiếu hoàn toàn khác nhau. Theo GS Howard Garner (Mỹ), người đã sáng tạo ra thuyết “đa thông minh” cho rằng một người có thể tiềm ẩn một hoặc nhiều trí thông minh khác nhau, đó là: lý luận toán học, ngôn ngữ, âm nhạc, không gian, vận động thân thể, thiên nhiên, giao tiếp giữa cá nhân và hiểu rõ nội tâm cá nhân. 

Lý thuyết của GS Howard Gardner đã đặt ra nhiều chiến thuật mới về cách giảng dạy và học tập, học sinh nhờ đó gặp nhiều cơ hội khám phá ra các tầm cỡ khác nhau về thông minh, được giúp đỡ để phát triển cả những năng khiếu còn tiềm ẩn. Theo ông, trường học nên giúp đỡ học sinh tham gia học hỏi, phát triển nhiều loại thông minh, cộng tác vào nhiều loại sinh hoạt học đường và xã hội, khiến cho học sinh có khả năng nhiều mặt để sau này phục vụ xã hội theo nhiều chiều hướng xây dựng. 

Làm thế nào để phát huy tài năng khác nhau của mỗi người? Vấn đề là ở đam mê, chính đam mê là sự kích thích tinh thần và năng lượng cho mỗi con người. Nếu làm một việc mà mình yêu thích một giờ trôi nhanh như vài phút, ngược lại, nếu làm một việc không đồng điệu với tâm hồn, vài phút trôi qua như một giờ. Lý do một số người đang hoang mang hay không tin vào giáo dục, bởi vì nó không có khả năng nuôi dưỡng sức sống hay đam mê trong họ. Bill Gate (Mỹ) là một trường hợp điển hình bởi quyết định bỏ học ở năm thứ hai, khi trường đại học nơi ông học không đáp ứng được đam mê về tin học của ông. Và nhờ đó, Bill Gate trở thành người giàu nhất thế giới trong nhiều năm, đồng thời là người đã góp phần làm thay đổi cách làm việc của nhân loại bằng hệ thống phần mềm tin học do ông sáng tạo ra. 

Vì vậy, việc đổi mới nền giáo dục hiện nay không phải nhân rộng một mô hình nào đó, mà thực tiễn giáo dục thế giới cũng như Việt Nam cho thấy có nhiều mô hình tốt, vấn đề là triển khai nó theo điều kiện của từng vùng và từng địa phương, từng bậc học, cấp học khác nhau. Và cá nhân hóa giáo dục cho những người cần học là câu trả lời cho tương lai, như quan điểm của Nghị quyết đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã khẳng định: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân…”. 

Trong những năm vừa qua, Bộ GD&ĐT cũng đã chú trọng đến đa dạng hóa các mô hình và giải pháp như: Cho phép triển khai giảng dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học theo chương trình công nghệ giáo dục; triển khai và nhân rộng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN); ở các thành phố cho phép mở các trường phổ thông quốc tế; trong đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa”, Bộ cũng đã đề xuất phương án một chương trình và có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau (vấn đề này đã được xã hội ủng hộ) và mới đây, Bộ GD&ĐT cho phép thành phố Hồ Chí Minh triển khai mô hình 9+5… Đây là những tín hiệu tốt đối với giáo dục Việt Nam, nhất là mô hình 9+5 (tương tự mô hình trường THPT nghề ở Pháp) nếu thành công sẽ có tác dụng lan tỏa trong cả nước. 

Vấn đề không phải là nhân rộng một mô hình hay giải pháp mới, mà là tạo ra một cuộc cách mạng mới trong giáo dục, trong đó, mỗi người sẽ tìm ra lối đi của riêng mình với sự giúp đỡ của một chương trình giáo dục được cá nhân hóa. Và đa dạng hóa mô hình trường phổ thông như các nước là điều cần thiết để tạo ra nguồn nhân lực hài hòa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. 

 

Tác giả bài viết: ThS HỒ SỸ ANH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: giáo dục

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Danh sách các nhà tài trợ

Giai đoạn 2008-2018 Quỹ Khuyến học toàn tỉnh đã huy động

Tổng Số tiền: 319.038.621.713 đồng

Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị đã huy động

Tổng số tiền: 57.832.166.704đ.

GS - TS Nguyễn Thị Doan - Nguyên UVTW Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng Số tiền tài trợ: 100.000.000 đ

Ông Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam

Tổng Số tiền tài trợ: 100.000.000 đ

Chương trình Tiếp sức đến trường

Tổng Số tiền tài trợ: 14.202.500.000 đ

Gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

Tài trợ học bổng "Mầm Xanh" : 238.000.000 đ

Thượng tọa Thích Đạt Đức- Uỷ viên Ban trị sự Giáo hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, Trụ trì Chùa Hải Quang TP Hồ Chí Minh

Tài trợ HB "Hoa tình thương" : 2.436.700.000 đ

Quỹ Khuyến học Việt Nam

Tổng Số tiền: 535.000.000 đ

Tổ Phật tử Chính Tâm-Chùa Quán Sứ Hà Nội

Tổng Số tiền tài trợ: 2.178.530.000 đ

Câu lạc bộ nghĩa tình Quảng Trị tại Tp Hồ Chí Minh

Tổng Số tiền: 1.215.000.000 đ

Tập đoàn Quân đội Viettel

Tổng Số tiền : 2.400.000.000 đ

Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Tổng Số tiền: 1.056.000.000 đ

Quỹ học bổng Mai Vàng

Tổng Số tiền: 126.000.000 đ

Hòa Thượng Thích Phước Toàn - Trụ trì chùa Vặn Đức Tp Hồ Chí Minh

Tổng Số tiền : 295.000.000 đ

Dự án Đông Tây Hội Ngộ

Tổng Số tiền : 4.791.178.228 đ

Báo Đầu tư

Tổng Số tiền : 315.000.000 đ

Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn vingruop

Tổng Số tiền : 1.608.700.000 đ

Công ty Bình Điền Quảng Trị

Tổng Số tiền : 430.000.000 đ

Công ty TNHH Liên Doanh Phú Mỹ Hưng - TP.Hồ Chí Minh

Tổng Số tiền : 460.000.000 đ

Gia đình Liệt sỹ Bùi Kim Đỉnh

Tổng Số tiền : 287.491.297 đ

Quỹ học bổng Lê Mộng Đào

Tổng Số tiền : 421.500.000 đ

Tổ chức Cơ hội và Phát triển - Chane to grow

Tổng số tiền: 242.455.000 đ

Viễn thông Quảng Trị

Tổng Số tiền : 330.000.000 đ

Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Trị

Tổng Số tiền : 464.500.000 đ

Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam

Tổng Số tiền : 320.000.000 đ

Trung tâm Giáo dục Nhân đạo Huế

Tổng Số tiền : 1.014.342.480 đ

Tổ chức Vòng tay Thái Bình (Pacific Links Foundation)

Tổng Số tiền : 2.426.035.823 đ