Đang truy cập :
8
Hôm nay :
122
Tháng hiện tại
: 8864
Tổng lượt truy cập : 1558269
Nhằm giúp trẻ em tại trường Mầm non ở huyện miền núi Hướng Hóa, Hội Khuyến học Quảng Trị đã vận động các tổ chức để hỗ trợ tiền ăn bán trú cho các cháu.
Thời gian qua, đặc biệt là trong tháng 9/2017, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị cùng các cấp hội cơ sở đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tháng khuyến học” và “Ngày khuyến học Việt Nam” 2/10.
Gắn bó với Quảng Trị từ năm 2010 đến nay, tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (East Meets West Foundation) đã luôn đồng hành với Hội Khuyến học tỉnh để chăm lo cho công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn.
Ngày 18/1/2017, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị tổ chức trao quà và vé xe cho sinh viên nghèo về quê ăn tết với sự đồng hành của Hội Chữ thập đỏ và Hội Khuyến học tỉnh.
Nhân dịp Tết trung thu, chiều ngày 24/9/2015, Hội khuyến học huyện Vĩnh Linh đã trao cho trường Mầm non Vĩnh Ô một bộ bếp ga để phục vụ cho trẻ bán trú. Đại diện lãnh đạo Hội khuyến học huyện có ông Trần Công Lanh trực tiếp lên trao tại trường.
Hạnh phúc nhất của mỗi người giáo viên là ngày ngày được đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức, rèn luyện tác phong đạo đức, kỹ năng sống cho các em học sinh, đặc biệt là được nhìn thấy lớp lớp học sinh đạt nhiều thành tích cao trong học tập, trở thành người có ích cho xã hội. Đây cũng chính là động lực để họ tiếp tục vượt lên muôn vàn khó khăn, thách thức, cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người”… Tấm lòng người thầy nơi biên cương
23 năm qua, dù khó khăn, gian khổ, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Loan vẫn thầm lặng gieo từng con chữ cho các em nhỏ giữa núi rừng heo hút. Từ lòng yêu nghề sâu sắc, cô đã góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp trồng người cũng như sự phát triển của Trường Tiểu học và THCS A Ngo, huyện Đakrông (Quảng Trị).
Trong muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, các thầy vẫn “đồng cam, cộng khổ” để “gieo” chữ Bác Hồ cho trẻ em vùng cao, nơi mà học sinh chưa được tiếp cận với tiến bộ của khoa học, trình độ dân trí còn thấp, điều kiện đi lại hết sức gian nan. Trong chuyến công tác lên các xã miền núi của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi có dịp ghé thăm trường TH&THCS A Vao. Đây là ngôi trường được xếp vào nhóm khó khăn nhất của huyện Đakrông.
Mang trong mình bầu nhiệt huyết tràn trề và một trái tim mến trẻ, yêu nghề, 29 năm qua, cô giáo Dương Thị Mai Tuyết đã vượt qua muôn vàn khó khăn để thực hiện khát vọng gieo chữ nơi chốn núi rừng xã Tà Long (huyện Đakrông, Quảng Trị). Cô đã đem “cái chữ Bác Hồ” đến gần hơn với con trẻ giữa đại ngàn. Và chính sự cống hiến lặng thầm ấy đã nuôi niềm tin, hy vọng cho các thế hệ con, em nơi đây bước vào tương lai.
Từ trung tâm xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị), bì bõm lội qua 9 con suối, chúng tôi mới đến điểm trường bản 4. Đón khách bằng nụ cười hiền từ, thầy Hồ Văn Hà (sinh năm 1977) chia sẻ: “Trước đây, mình dạy ở bản 8, để lên đó, mọi người phải lội thêm 7 con suối nữa”. Nghe thế, dẫu không nói thành lời nhưng anh em trong đoàn đều cảm thấy khâm phục các giáo viên đang ngày ngày gieo chữ nơi thượng nguồn sông Bến Hải. Nói như thầy Phan Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Ô: “Nếu không có lòng yêu nghề, mến trẻ thì có lẽ chẳng ai đủ nhiệt thành để bám trụ chốn thâm sơn cùng cốc này”.
Khuyến học, khuyến tài là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đặc biệt quan tâm đến khuyến học, khuyến tài và việc học của toàn dân. Học tập suốt đời là một phần tư tưởng vĩ đại và đạo đức cao đẹp của Bác Hồ. Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công mặc dù vận nước còn đang gặp muôn vàn khó khăn nhưng Người đã chỉ ra 3 thứ giặc cần phải tiêu diệt đó là: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Người nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bản thân Người là một tấm gương sáng về tự học, học suốt đời và giành cả đời mình chăm lo học tập cho mọi người với mong muốn cao nhất: “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc và ai cũng được học hành”.
Mười năm, hơn một ngàn gương mặt tân sinh viên Quảng Trị đã được tiếp sức sau mỗi mùa thi đại học. Mười năm, trong số cả ngàn bạn trẻ mà chúng tôi, những người thực hiện chương trình tiếp sức đến trường (TSĐT) đã gặp, mỗi người mỗi gương mặt, mỗi người một số phận, mỗi người một thách thức. Nhưng nếu có một điều chung nhất ở các em thì có lẽ đó chính là sự nghèo, cái nghèo vận vào cuộc đời, từ khắc nghiệt miền đất, từ thiên tai mưa bão, từ những may rủi đời sống bất ngờ rơi xuống gia đình.
rong chuyến công tác tại Hồ Xá, chúng tôi có dịp ghé thăm Trường THPT Vĩnh Linh (Quảng Trị), một trong những ngôi trường tiêu biểu về xây dựng và phát động các phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với các mô hình cụ thể như tủ sách “Tuổi trẻ với Bác Hồ, Bác Hồ với tuổi trẻ”, mô hình “Nuôi heo đất”...
Sau khi nhận được tiền thưởng các nhà giáo: Nhà Giáo ưu tú Trần Đới – Trưởng phòng Giáo dục huyện Hải Lăng, nhà Giáo ưu tú Nguyễn Thị Hồng Tâm – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Chu Trinh, nhà Giáo ưu tú Trần Xuân Chiến – Hiệu trưởng Trường THPT Đkrông, nhà Giáo ưu tú Lê Văn Khuyên – Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Khe Sanh Hướng Hóa đã trích nguồn tiền thưởng đến tại Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị trao 4.000.000,đ vào Quỹ Khuyến tài của tỉnh Quảng Trị.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2012), Đạo Tràng Chân Tịnh – Tổ Phật tử Hoa Đức – Hà Nội đã đến dâng hoa và làm lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ tại 2 nghĩa trang của huyện Hướng Hóa và thăm nhà tù Lao Bảo. Cụ bà Đàm Thị Đích đã trao 100 suất quà mỗi suất trị giá 500.000VNĐ cho con em các gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ trên địa bàn huyện.