Đang truy cập :
7
Hôm nay :
25
Tháng hiện tại
: 8767
Tổng lượt truy cập : 1558172
Nỗ lực xây dựng mô hình “Công dân học tập”
- Thưa bà! Đề nghị bà chia sẻ về sự ra đời và ý nghĩa của mô hình “Công dân học tập”?
- Tháng 4/2020, Thủ tướng Chính phủ giao Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì Đề án “Xây dựng mô hình “Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030”. Trước đó, từ năm 2018, Hội Khuyến học Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nghiên cứu mô hình “Công dân học tập”, “Đơn vị học tập” cấp huyện và cấp tỉnh. Mô hình “Công dân học tập” đã được đưa ra thảo luận tại nhiều hội thảo, lấy ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ cốt cán của Hội Khuyến học một số địa phương, trong đó có Quảng Trị. Trên cơ sở đó, Thường trực Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã xây dựng bộ tiêu chí cụ thể cho mô hình “Công dân học tập” gồm 3 năng lực cốt lõi và 10 chỉ số đánh giá cho 3 nhóm đối tượng người lao động là: nông dân và lao động nông thôn; công nhân khu công nghiệp, lao động tiểu thủ công và nhóm lao động trí thức.
Cũng như các mô hình học tập khác, mô hình “Công dân học tập” bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc ta từ ngàn đời, nay lại được tiếp thêm động lực bởi các quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc… Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” và “Học không bao giờ cùng”, “Người có học mới có tiến bộ, càng học càng tiến bộ”. Việc xây dựng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” trong thời gian qua và mới nhất là mô hình “Công dân học tập” tựu chung lại để xây dựng cả tỉnh, cả nước trở thành xã hội học tập.
- Mô hình “Công dân học tập” có gì khác với những mô hình học tập mà Hội Khuyến học tỉnh đã xây dựng trước đây, thưa bà ?
- Thời gian qua, việc xây dựng các mô hình: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” trên địa bàn đã gặt hái nhiều kết quả đáng mừng. Qua 5 năm triển khai, những chỉ tiêu xây dựng các mô hình học tập gồm: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” đều vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Các mô hình học tập đã đóng góp đáng kể vào phong trào thi đua “2 tốt” của ngành GD&ĐT và “sự học của người lớn” tại các trung tâm học tập cộng đồng.
Thực tế, để có được các gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập và cộng đồng học tập cấp xã, trước hết phải có những công dân học tập. Trong một gia đình, các thành viên không là công dân học tập thì gia đình đó không đạt được tiêu chí gia đình học tập. Cũng như vậy, trong một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học…, người lao động không tham gia học tập thì không thể có đơn vị học tập.
Vì vậy, công dân học tập là yếu tố cơ bản để xây dựng các mô hình học tập khác như: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”. Vì mô hình “Công dân học tập” là thành viên của các mô hình: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” nên những tiêu chí đánh giá công dân học tập phải nằm trong khuôn khổ những tiêu chí đánh giá của các mô hình học tập nói trên. “Công dân học tập” sống trên địa bàn dân cư khác nhau thì ngoài phẩm chất và năng lực cốt lõi chung sẽ còn có những năng lực, phẩm chất riêng theo yêu cầu của địa phương.
|
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn